Ảnh minh họa

Nghiên cứu được thực hiện xung quanh một khu nuôi cá rô phi thí nghiệm nằm trên sông Corvo, trong lưu vực sông Paranapanema ở Brazil. Các tác giả của nghiên cứu đã kết luận rằng: Cá rô phi nuôi trong lồng đã làm thay đổi lớn sự phong phú và thành phần của các quần thể cá tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải đề xuất các quy định hiệu quả cho các hoạt động nuôi cá lồng, bao gồm các hạn chế nuôi ở các khu vực nuôi hoặc thậm chí cấm nuôi lồng.

Các tác giả đã đi đến kết luận này khi xem xét ảnh hưởng của nuôi cá lồng đối với việc thu hút và dẫn dụ cá tự nhiên trong khoảng thời gian 140 ngày.

Các mẫu được lấy trước và sau khi bắt đầu nuôi, ở khoảng cách từ 0 đến 100 m, đến 400m từ các lồng nuôi.

Những thay đổi về sự phong phú của loài đã được quan sát, với số lượng cá thể và sinh khối cá tăng đáng kể ngay sau khi bắt đầu nuôi. Một số loài, chẳng hạn như loài cá nheo râu dài  Iheringichthys labrosus, có sự phong phú ngày càng tăng ở khu vực gần các lồng, trong khi những loài khác, chẳng hạn như loài Plagioscion squamosissimus có số lượng lớn hơn ở các khu vực cách xa các lồng hơn. Auchenipterus Osteomystax là loài phong phú nhất trong thí nghiệm.

Nghiên cứu được công bố với tiêu đề “Nuôi cá lồng ở Trung và Nam Mỹ thúc đẩy sự thu hút và dẫn dụ cá”, đã được công bố trên tạp chí Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản.

HNN (Theo Thefishsite)