Mô hình mới bào ngư do Viện nghiên cứu Hải sản phối hợp với UBND huyện Cô Tô và Hợp tác xã Thành Phát đặt cơ sở tại Thôn 1 xã Thanh Lân làm chủ đầu tư và đưa vào hoạt động từ cuối năm 2015 đến nay đã mang lại hiệu quả ngoài mong đợi. Mô hình này là hướng chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới cho ngư dân góp phần thực hiện,  tạo việc làm mới cho ngư dân góp phần thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 18 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

 

Kiểm tra bào ngư giống

Với diện tích 500m2 nuôi trên 30.000.000 con giống bào ngư thương phẩm trong những ống nhựa, với thời gian sản xuất từ 30 – 36 tháng, trừ chi phí mỗi năm lãi khoảng 600 triệu đồng . Còn với 200 m2 trại giống để nuôi bào ngư sinh sản, với 30 kg bào ngư bố mẹ sản xuất ra 10.000.000 con giống bào ngư, trừ chi phí mỗi năm lãi khoảng 200 triệu đồng.

Huyện Cô Tô đã tổ chức triển khai nuôi thử nghiệm từ tháng 9/2015, và tiến hành đánh giá sơ bộ vào cuối 2017. Kết quả cho thấy đây là mô hình nuôi trồng rất hiệu quả, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên, nguồn nước để phát triển bào ngư thương phẩm và nhân giống bào ngư, góp phần phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn huyện Cô Tô.

 

Bí Thư – Chủ tịch huyện Cô Tô thăm trại sản xuất bào ngư

Mô hình là cơ sở để tạo thêm nghề nuôi mới cho người dân, cùng với các đối tượng nuôi truyền thống cung cấp cho tự nhiên và cho sinh sản nhân tạo, phục hồi và phát triển nguồn lợi bào ngư ngoài tự nhiên, phát triển nghề nuôi thương phẩm bào ngư chín lỗ tại huyện.

Vũ Thị Thu Hằng