Thành phần tham dự Hội thảo có các giảng viên, các chuyên gia đến từ Trường đại học Hokkaido Nhật Bản, Đại học Kasetsart, Đại học Ubon Ratchathani, Đại học Rambhai Bami Rajabhat Thái Lan, các chuyên gia của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á(SEAFDEC); đại diện phía Việt Nam có ông Lê Hữu Tuấn Anh (Tổng cục Thủy Sản) và Th.S Cao Văn Hùng, Trưởng phòng nghiên cứu Nguồn lợi và Bảo tồn biển (Phân Viện nghiên cứu Hải sản phía Nam) và các nhà quản lý nguồn lợi, các nhà khoa học, các chuyên gia về cá mập,cá đuối đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á gồm có Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myama, Indonexia, Malaysia và Philippines.

Hình 1: Các giảng viên và thành viên đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á tham dự Hội thảo

          Nội dung chương trình tập huấn gồm học tập lý thuyết và thực hành về phương pháp xác định các thông số sinh trưởng, các chỉ số đầu vào cho mô hình đánh giá sản lượng trên lượng bổ sung (YRP). Trong buổi cuối khóa của lớp tập huấn, các học viên của các nước tham dự và các chuyên gia cùng thảo luận  xác định nhu cầu về thu thập số liệu cá đuối, cá mập ở các nước thành viên trong khu vực Đông Nam Á và xác định nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động thu mẫu cũng như thống nhất được cách viết báo cáo đánh giá sản lượng trên lượng bổ sung đối với các loài cá mập, cá đuối chiếm ưu thế trong sản lượng khai thác của từng quốc gia thành viên SEAFDEC.

Hình 2: Ông Kom Silapajarh - Tổng Thư ký SEAFDEC phát biểu khai mạc hội thảo

Hình 3: Các học viên tham dự học lý thuyết tại lớp học

Hình4: Các nhóm thực hành phương pháp xử lý số liệu

Hình5: Các học viên thảo luận phương pháp xử lý số liệu tại lớp học

          Qua 5 ngày học tập và thảo luận các học viên đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào công việc thu thập, đánh giá sản lượng và nguồn lợi cá đuối, cá mập ởvùng biển Đông Nam Á trong thời gian tới có hiệu quả hơn; hoạt động này góp phần cho sự phát triển bền vững nghề cá các nước Đông Nam Á.

       Cao Văn Hùng – Phân Viện nghiên cứu Hải sản phía Nam