Toàn thể đại biểu tham dự Hội thảo

Tham dự hội thảo có Đại diện Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Sở NN&PTNT và các đơn vị trực thuộc các tỉnh, Sở KH&CN các tỉnh, đại diện Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam và các đơn vị trực thuộc, đại diện Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, đại diện các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và các đơn vị, chuyên gia các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Đồng Nai,...

Ông Phạm Văn Duy - Phó Cục trưởng CB&PTTT nông sản phát biểu

TS. Nguyễn Xuân Thi – Phân Viện trưởng Phân Viện NCHSPN phát biểu

Tại hội thảo, các đại biểu nghe các báo cáo về: Đánh giá thực trạng, định hướng phát triển, giải pháp nâng cao trình độ và năng lực công nghệ chế biến nông lâm thủy sản; Thực trạng và đề xuất chế biến bảo quản nông lâm thủy sản tại Bà Rịa Vũng Tàu; Giới thiệu đề án Phát triển chế biến ngành  rau quả và ngành chế biến thủy sản đến năm 2030; Công nghệ tiên tiến trong bảo quản hải sản trên tàu đánh bắt xa bờ tại Việt Nam; Giới thiệu công nghệ, thiết bị sấy tiên tiến đối với nông thủy sản. Các đại biểu cùng các doanh nghiệp tại địa phương tham gia tham luận sôi nổi, đưa ra các ý kiến thực trạng của ngành chế biến nông lâm thủy sản tại địa phương, tại doanh nghiệp và đề xuất các chính sách phát triển chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản trong thời gian tới. 

Bà Phạm Thị Na- Phó giám đốc Sở NNPTNT tỉnh BRVT phát biểu

 Trong thời gian qua, ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản của nước ta đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt khoảng 5 - 7%/năm, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đã làm nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 48 tỷ USD năm 2021, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến nông sản chưa tương xứng với tiềm năng, còn bộc lộ những tồn tại, nút thắt trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp. Các cơ quan quản lý, các đơn vị nghiên cứu tiếp thu các ý kiến của địa phương, doanh nghiệp để có các giải pháp phù hợp, nhằm phát triển chế biến, bảo quản Nông lâm thủy sản, hướng đến mục tiêu năm 2030 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 65 - 70 tỷ USD. Công nghiệp chế biến nông sản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và trình độ công nghệ đạt trung bình tiên tiến trở lên, trong đó một số ngành hàng đạt trình độ hàng đầu khu vực và thế giới; sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ, có khả năng cạnh tranh cao; đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm; góp phần tăng nhanh giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu, làm cơ sở thúc đẩy sản xuất nông lâm thủy sản phát triển.

 ThS. Nguyễn Thị Kim Vân – Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam