Trên cơ sở các số liệu tổng hợp qua nhiều năm, các chuyên gia dự tính, tổng sản lượng thủy sản dự kiến ​​sẽ tăng từ 179 triệu tấn năm 2018 lên 204 triệu tấn vào năm 2030 (Hình 1) với mức tăng chung đến năm 2030 là 15 % (khoảng 26 triệu tấn) so với năm 2018, giảm hơn so với mức tăng 27% trong giai đoạn 2007 – 2018.

Nuôi trồng thủy sản sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng sản lượng thủy sản toàn cầu, kéo dài xu hướng đã tồn tại trong nhiều thập kỷ (Hình 2). Sản lượng nuôi trồng thủy sản được dự báo sẽ đạt 109 triệu tấn vào năm 2030, tăng 32% (26 triệu tấn) so với năm 2018. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm sẽ giảm từ 4,6% trong giai đoạn 2007 – 2018 xuống còn 2,3% trong hơn 10 năm tới từ 2019 – 2030.

Có nhiều yếu tố có thể làm chậm lại mức tăng trưởng trong giai đoạn tới. Đó là việc thông qua và thực thi các quy định về môi trường trên phạm vi rộng hơn; nguồn nước và dư địa thích hợp cho sản xuất bị giảm; sự bùng phát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng do sản xuất tăng mạnh; thu nhập từ năng suất nuôi trồng thủy sản giảm. Mặt khác, tốc độ tăng về ​​sản lượng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc, nước có sản lượng nuôi thủy sản lớn nhất thế giới, dự báo ​​chậm lại sẽ tác động đến tốc độ tăng chung của sản lượng toàn cầu, mặc dù các quốc gia khác vẫn duy trì mức tăng sản lượng nuôi. Bắt đầu từ Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020), trong thập kỷ tới, Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục các chính sách chuyển đổi từ nuôi trồng thủy sản quảng canh sang thâm canh, nhằm kết hợp tốt hơn giữa sản xuất với môi trường thông qua áp dụng các tiến bộ công nghệ hợp lý về mặt sinh thái, giảm công suất để đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn.

Tuy mức tăng sản lượng nuôi thủy sản chậm lại, nhưng tỷ trọng các loài nuôi trong sản lượng thủy sản toàn cầu được dùng làm thực phẩm và phi thực phẩm dự báo vẫn ​​sẽ tăng từ 46% năm 2018 lên 53% vào năm 2030. Nhìn chung, sản lượng nuôi trồng được dự báo sẽ tiếp tục tăng ở tất cả các châu lục với sự khác biệt về chủng loại và sản phẩm theo quốc gia và khu vực.

Châu Á sẽ tiếp tục là nguồn cung lớn nhất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Dự báo đến năm 2030, châu lục này sẽ chiếm xấp xỉ 89% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Trung Quốc sẽ vẫn là nhà sản xuất hàng đầu, mặc dù tỷ trọng sản lượng của nước này trong tổng sản lượng thế giới sẽ giảm nhẹ, từ 58% năm 2018 xuống 56% vào năm 2030. Châu Phi và Châu Mỹ Latinh dự báo sẽ có mức tăng sản lượng nuôi cao nhất, tương ứng là 48% và 33%. Nuôi trồng thủy sản của Châu Phi tăng mạnh do năng lực nuôi trồng bổ sung mới được đưa vào sản xuất trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, các nước cũng đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nuôi trồng thủy sản phát triển đáp ứng nhu cầu nội địa tăng do tăng trưởng kinh tế khá hơn. Tuy nhiên, dù có mức tăng trưởng dự kiến ​cao, nhưng sản lượng nuôi trồng thủy sản của châu Phi sẽ chỉ đạt mức hơn 3,2 triệu tấn vào năm 2030, trong đó Ai Cập là nước có sản lượng cao nhất, với mức 2,2 triệu tấn.

Trong cơ cấu sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đến năm 2030, các loài thủy sản nước ngọt, như cá chép và cá tra, chiếm tỷ trọng 62% tổng sản lượng nuôi (tăng nhẹ so với mức 60% năm 2018). Các loài có giá trị cao hơn, như tôm, cá hồi, cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Tổng sản lượng thủy sản thế giới dự kiến đến năm 2030

 

Tổng sản lượng thủy sản

Sản lượng nuôi trồng

2018

2030

Năm 2030 so với 2018 (%)

2018

2030

Năm 2030 so với 2018 (%)

Đơn vị tính: 1.000 T

Đơn vị tính: 1.000 T

Châu Á

122.404

145.850

19,2

72.820

96.350

32,3

- Trung Quốc

62.207

73.720

18,5

47.559

60.450

27,1

- Ấn Độ

12.386

15.610

26,0

7.066

10.040

42,1

- Inđônêxia

12.642

19.940

18,2

5.427

7.710

42,1

- Nhật Bản

3.774

3.520

-6,7

643

740

15,1

- Philippin

2.876

3.220

12,0

826

905

9,6

- Hàn Quốc

1.905

1.850

-2,9

568

605

6,4

- Thái Lan

2.598

2.790

7,4

891

1.220

35,9

- Việt Nam

7.481

9.590

28,2

4.134

6.020

45,6

Châu Phi

12.268

13.820

12,7

2.196

3.249

48,0

- Ai Cập

1.935

2.610

34,9

1.561

2.220

42,2

- Ni-giê-ria

1.169

1.275

9,0

291

365

25,3

Châu Âu

18.102

19.290

6,6

3.075

3.620

17,7

- Khối EU

5.879

6.025

2,5

1.167

1.320

13,1

- Na Uy

3.844

3.960

3,0

1.355

1.620

19,6

- LB Nga

5.308

6.010

13,2

200

312

56,4

Bắc Mỹ

6.536

6.981

6,8

660

838

27,1

- Ca-na-đa

1.019

1.120

9,9

191

255

33,3

- Mỹ

5.213

5.590

7,2

468

582

24,3

Mỹ Latinh và Caribê

17.587

16.730

-4,9

3.140

4.170

32,8

- Achentina

839

905

7,9

3

4

24,8

- Braxin

1.319

1.490

12,9

605

800

32,2

- Chi Lê

3.388

3.950

16,6

1.266

1.650

30,3

- Mê-xi-cô

1.939

2.050

5,7

247

365

47,7

- Pê ru

7.273

5.600

-23,0

104

160

54,4

Châu Đại dương

1.617

1.750

8,2

205

290

41,3

- Ôx-trây-lia

281

360

28,0

97

150

55,0

- Niu Di-lân

511

560

9,5

105

135

29,1

Toàn thế giới

178.529

204.421

14,5

82.095

108.517

32,2

- Các nước đang phát triển

135.096

173.691

28,6

73.330

103.018

40,5

Nguồn : FAO

Dự báo đến năm 2030, sản lượng khai thác thủy sản vẫn sẽ duy trì ở mức cao, đạt khoảng 96 triệu tấn. Trong thập kỷ tới, một số biến động liên quan đến hiện tượng El Niño sẽ tác động làm giảm sản lượng khai thác ở khu vực Nam Mỹ, đặc biệt là sản lượng cá cơm, dẫn đến sản lượng khai thác thủy sản giảm khoảng 2% vào những năm đó. Dự báo này đã tính đến việc sản lượng khai thác thủy sản của Trung Quốc dự báo sẽ giảm 9% quốc gia này tiếp tục thực hiện các chính sách đối với khai thác thủy sản nhằm mục đích giảm sản lượng khai thác trong nước thông qua các biện pháp kiểm soát cấp phép khai thác, giảm số lượng ngư dân và số tàu cá cũng như kiểm soát sản phẩm đầu ra. Đồng thời, Trung Quốc cũn sẽ thực hiện hiện đại hóa ngư cụ, tàu thuyền và cơ sở hạ tầng, giảm trợ cấp xăng dầu thường xuyên, chấm dứt khai thác IUU và phục hồi nguồn lợi thủy sản trong nước thông qua việc thả giống, sử dụng rạn nhân tạo và áp dụng mùa vụ khai thác.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của sản lượng khai thác thủy sản bao gồm: (i) Sản lượng khai thác tăng ở một số ngư trường khai thác nhưng nơi trữ lượng một số loài đang phục hồi do công tác quản lý nguồn lợi được cải thiện; (ii) Tăng trưởng sản lượng khai thác ở vùng biển của một số quốc gia mà nguồn lợi được khai thác ít. Đây cũng là những khu vực vẫn còn nhiều cơ hội khai thác hoặc là nơi mà các biện pháp quản lý nghề cá ít hạn chế hơn; (iii) Việc tận dụng sản phẩm khai thác được cải thiện, bao gồm cả việc giảm thiểu thải bỏ, lãng phí và thất thoát sản phẩm khi khai thác trên biển do quy định của luật pháp hoặc do giá sản phẩm trên thị trường cao hơn.  

Giá thủy sản dự báo sẽ tăng

Theo dự báo của FAO, giá sản phẩm trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy thủy sản sẽ tăng lên trong dài hạn đến năm 2030. Có nhiều yếu tố sẽ tác động đến xu hướng này. Nhu cầu về thủy sản tăng do thu nhập đang dần được cải thiện, dân số gia tăng và giá mặt hàng thịt tăng cao hơn. Về nguồn cung, sản lượng khai thác thủy sản ổn định, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng trưởng chậm lại, trong khi chi phí nguyên liệu đầu vào (thức ăn, năng lượng và dầu) sẽ tăng lên sẽ làm giá bán sản phẩm tăng theo.

Mạt khác, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại làm gia tăng giá bán trên thị trường Trung Quốc, đồng thời tác động đến giá thủy sản toàn cầu. Mức tăng giá trung bình của các loài thủy sản nuôi sẽ cao hơn so với giá của thủy sản khai thác. Giá thức ăn nuôi cao có thể tác động trực tiếp đến cơ cấu loài trong nuôi trồng thủy sản với sự chuyển dịch sang các đối tượng nuôi cần ít thức ăn hơn, sử dụng thức ăn rẻ hơn hoặc không cần thức ăn. Giá thành cao hơn trong khâu sản xuất cùng với nhu cầu cao về tiêu thụ thủy sản sẽ khiến giá bán trung bình trong giao dịch thủy sản thế giới ước tính tăng 22% vào năm 2030 so với năm 2018.

Tuy nhiên, theo nhận định của FAO, trong thực tế, các mức giá trung bình dự kiến ​​sẽ thấp hơn dự bao có thể do điều chỉnh theo lạm phát, nhưng vẫn ở mức cao trong thời gian tới. Với các mặt hàng thủy sản cụ thể, sự biến động giá có thể rõ rệt hơn tác động của cung cầu. Hơn nữa, do nuôi trồng thủy sản sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn trong nguồn cung thủy sản toàn thế giới, nên ngành sản xuất này sẽ tác động mạnh hơn đến giá bán trên thị trường thủy sản trong nước và quốc tế.

Thương mại thủy sản thế giới sẽ tăng trung bình hàng năm 1%

            Theo đánh giá của FAO, thương mại thủy sản và các sản phẩm thủy sản sẽ tiếp tục tăng. Dự báo khoảng 36% tổng sản lượng thủy sản sẽ được xuất khẩu vào năm 2030 dưới  các dạng sản phẩm khác nhau phục vụ nhu cầu tiêu thụ của con người hoặc các sản phẩm hàng hóa khác nhau. Xét về khối lượng tiêu thụ, thương mại thủy sản thế giới phục vụ nhu cầu của con người dự kiến tăng khoảng 9% trong thập kỷ tới và ước đạt khoảng 54 triệu tấn thủy sản tươi vào năm 2030 hoặc 47 triệu tấn nếu không tình đến thương mại trong nội bộ khối EU. Xét tổng thể, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm dự báo giảm từ 2% trong giai đoạn 2007 – 2018 xuống còn 1% trong thập kỷ tới (2019 – 2030). Xu hướng giảm này có thể do chịu tác động từ việc mở rộng sản xuất bị chậm lại, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh hơn tại một số nước sản xuất và xuất khẩu chính như Trung Quốc và giá thủy sản khá cao cũng là một lý do hạn chế mức tiêu thụ thủy sản.

            Nuôi trồng thủy sản sẽ chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong thương mại thế giới về các sản phẩm thủy sản. Trung Quốc sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu thủy sản chính, tiếp theo là Việt Nam và Na Uy. Châu Á là khu vực đóng góp chính vào mức tăng trưởng xuất khẩu thủy sản, dự báo chiếm khoảng 73% khối lượng xuất khẩu tăng thêm vào năm 2030. Thị phần của Châu Á trong tổng khối lượng thương mại sẽ chiếm 50% vào năm 2030 (tỷ trọng năm 2018 là 48%). Nhưng nên kinh tế tiên tiến được dự báo vẫn sẽ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Khối EC, Nhật Bản và Mỹ sẽ chiếm khoảng 38% tổng nhập khẩu thủy sản, giảm nhẹ so với năm 2018 (40%).

            Theo FAO, những dự báo trên có thể sẽ được điều chỉnh do có sự tác động trong trung hạn như đại dịch Covid-19 trong cả năm 2020, hay những yếu tố môi trường tự nhiên, nguồn lợi, điều kiện kinh tế vĩ mô, qui định thương mại quốc tế và hàng rào thuế quan, các đặc tính của thị trường và thương mại thế giới. Những yêu cầu của thị trường liên quan đến an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc sẽ tiếp tục điều chỉnh thương mại thủy sản thế giới trong thập kỷ tới. 

Nam Anh (Theo SOFIA 2020, FAO)