1.Mở đầu

Vùng biển đảo Cát Bà (Hải Phòng) và Cô Tô (Quảng Ninh) là vùng liên kết giữ Đồ Sơn – Cát Bà - Hạ Long – Vân Đồn – Cô Tô, trung tâm du lịch lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Ngoài vị thế đặc biệt, Cát Bà và Cô Tô còn lưu giữ một tiềm năng về nguông lợi sinh vật vô cùng phong phú. Vì vậy Cát Bà và Cô Tô có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của vùng biển đông bắc Việt Nam.

Vùng biển Cát Bà và Cô Tô là một trong những nơi có tính đa dạng sinh học cao về thành phần loài lẫn sinh vật lượng của động vật thân mềm hai vỏ (Bivalvia), nhất là khu vực từ vùng triều đến độ sâu 30 m nước ven các đảo và trên các vùng rạn san hô. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác tận thu, sử dụng chất nổ, chất độc, khai thác bằng lưới kéo đáy, neo đậu tàu thuyền đang là những mối nguy cơ đe doại đến sự suy giảm nguồn lợi và tính đa dạng sinh học của chúng trong khu vực. Việc xây dựng cơ sở khoa học nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ ở các khu bảo tồn biển Cát Bà và Cô Tô đòi hỏi phải dựa trên những căn cứ khoa học về hiện trạng nguồn lợi, khả năng khai thác và các đặc điểm sinh thái học cơ bản. Trong bài báo này, tập thể tác giả sẽ trình bày tóm tắt một số kết quả nghiên cứu chính về hiện trạng nguồn lợi và đa dạng sinh học của ĐVTM hai mảnh vỏ qua các đợt khảo sát trong năm 2003 – 2004 làm cơ sở khoa học phục vụ trực tiếp cho việc quy hoạch, quản lý các nguồn tài nguyên ở hai khu vực này.

2.Tài liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1.Tài liệu sử dụng:

Báo cáo dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích mẫu qua các đợt khảo sát tại Cát Bà và Cô Tô thuộc đề tài: “Nghiên cứu bôe sung cơ sở khoa học cho việc qui hoạch quản lý các khu bảo tồn biển Cát Bà và Cô Tô”, trong năm 2003 và 2004.

Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số tài liệu nhằm so sánh, phân tích xu hướng biến động nguồn lợi và mức độ đa dạng sinh học của lớp động vật thân mềm hai mảnh vỏ.

2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Tài liệu hướng dẫn phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các tài liệu hướng dẫn phương pháp nghiên cứu sinh vật biển đã được áp dụng trong và ngoài nước như:

+ Quy phạm điều tra sinh vật biển của UBKHKT Nhà nước năm 1981.

+ Phương pháp thu mẫu sinh vật biển (Wilkinson & Baker, 1998).

+ Phương pháp mặt cắt dây chặt kết hợp lặn sâu có khí tài (SCUBA) để điều tra nguồn lợi ĐVTM hai vỏ trên các vùng rạn san hô.

+ Phương pháp điều tra giám sát đa dạng sinh học (WWF, 2003)

Phân loại ĐVTM hai vỏ bằng phương pháp hình thái so sánh, dựa trên các chỉ tiêu hình thái cấu tạo ngoài và cấu tạo bên trong của cơ thể (Trwong tỷ (1960), Nguyễn Chính (1996), Abbott (1974), Cernohorssky (1978), Hylleberg (2000, 2002).).

Nghiên cứu đặc trưng phân bố của ĐVTM hai mảnh vỏ theo độ sâu và theo các vùng sinh thái (Feldmann (1937), Stephenson (1945) và Phạm Hoàng Độ (1962)).

Nghiên cứu đa dạng sinh học của lớp ĐVTM hai mảnh vỏ: tính các chỉ số đa dạng sinh học: H’Shannon – Weaver 1963, J’ - chỉ số điều hoà, Pielow (1985) (Primer V.5.0, Clarker & Gorley 2001).

2.2.2.Phương pháp khảo sát, thu mẫu ngoài thực địa

2.2.2.1.Phương pháp chọn mặt cắt khảo sát

Mặt cắt và trạm vị thu mẫu được lựa chọn và đặt hợp lý để có thể đại diện cho địa hình và chất đáy của từng vùng sinh thái.

Động vật thân mềm hai mảnh vỏ rất đa dạng với nhiều cách sống và thích nghi với nhiều sinh cảnh khác nhau. Trong trường hợp điều tra nguồn lợi, khảo sát sơ bộ khu vực thu mẫu và quyết định đặt mặt cắt và các trạm thu mẫu ở tất cả các dạng chất đáy và các dạng sinh thái khác nhau để đảm bảo tính đại diện và thống kê của số liệu.

Đối với các vùng triều có địa hình lồi lõm và nhiều dạng chất đáy và các dạng sinh thái khác nhau, đặt nhiều mặt cắt và thu mẫu ở nhiều trạm tuỳ thuộc vào diện tích thực tế của từng khu vực thu mẫu.

Đối với vùng triều có địa hình phẳng và chất đáy đơn điệu thì số lượng mặt cắt và trạm thu mẫu sẽ ít hơn.

Số lượng trạm thu mẫu cho mỗi mặt cắt là 6 trạm.

Thu mẫu định lượng theo thiết kế mô hình lặp lại để tăng độ chính xác và mức ý nghĩa thống kê của số liệu nghiên cứu khi xử lý, dựa theo phương pháp của Nybakken (1996), và Krebc (1999).

2.2.2.2.Phương pháp thu mẫu ĐVTM hai mảnh vỏ của vùng triều đáy cứng

  • Vùng triều bờ đá:

Quan sát, ghi nhận các đặc điểm của bờ đá và ước lượng diện tích vùng thu mẫu.

Chọn mặt cắt và các trạm thu mẫu, xác định vị trí của các trạm so với mực thuỷ triều và độ cao của thuỷ triều tại thời điểm điều tra (dựa vào bảng thuỷ triều).

Chụp hình toàn cảnh vùng điều tra và các chi tiết của trạm thu mẫu.

Lập bảng thống kê sinh vật: ghi chép tình hình phân bố của sinh vật (thành phần loài, giới hạn và vị trí phân bố, loài ưu thế…) của từng vị trí thu mẫu.

Thu mẫu định lượng: Chọn vị trí thu mẫu thích hợp để phản ánh được tình hình phân bố của sinh vật. Có thể chọn theo phương pháp ngẫu nhiên (bằng cách ném khung) hoặc chọn có chủ ý(chỗ nhiều, chỗ ít…). Dùng khung định lượng có diện tích 1m2 (1m x 1m). Sau đó thu mẫu (bằng cách nhặt, cạy, nạo hoặc dùng sàng). Tất cả mẫu ĐVTM hai mảnh vỏ có trong khung bỏ vào lọ, kèm nhãn, ngâm formalin 10% rồi đem về phòng thí nghiệm để xác định thành phần loài và sinh vật lượng.

Thu mẫu định tính: Ngoài thành phần ĐVTM hai mảnh vỏ thu được trong khung định lượng, ghi chép thành phần và mức độ ưu thế của sinh vật ở chung quanh trạm thu mẫu để lắm được đặc điểm nguồn lợi của toàn bộ vùng triều. Những mẫu chưa xác định được tên khoa học tại hiện trường sẽ thu mẫu, đánh số đem về phân tích và đinh loại.

  • Thu mẫu ĐVTM hai mảnh vỏ trên vùng rạn san hô:

Đối với vùng rạn san hô ở vùng triều: không giống như bờ đá (đặc và cứng – sinh bật thường bám ở mặt ngoài). Trong nhiều khối san hô chết thường xốp hơn và có nhiều hang lỗ nên sinh vật có thể đục lỗ hoặc chui vào bên trong để sống. Do đó, sau khi đặt khung định lượng, đào lấy chất đáy sâu xuống khoảng 15 – 20 cm (tuỳ đáy cứng hay xốp). Lấy các khối san hô trong khung định lượng, đập khoói san hô đó ra và thu mẫu sinh vật sống trong đó. Sinh vật lượng sẽ được tính trung bình trên 1kg tảng san hô hoặc 1m2.

Đối với vùng rạn san hô dưới triều: chủ yếu dùng phương pháp lặn quan sát trực tiếp với thiết bị lặn (SCUBA) trên các dây mặt cắt và thu mẫu định lượng trong các khung thu mẫu.

Thu mẫu định tính trên vùng rạn san hô: giống như ở vùng triều bờ đá, nhưng do rạn san hô là nơi ẩn náu của nhiều loài sinh vật, nên một số loài ĐVTM hai mảnh vỏ còn chui dưới các khối san hô. Do đó, muốn thu được đầy đủ thành phần loài ở vùng triều này phải lật các khối san hô lên để thu mẫu, sau đó lại lật trở lại vị trí cũ, tránh cho các sinh vật khác khỏi bị chết và ảnh hưởng đến san hô.

2.2.2.3.Phương pháp thu mẫu ĐVTM hai mảnh vỏ trên vùng triều đáy xốp

Đáy xốp thường là đáy cát (ven bờ), cát bùn hoặc bùn (gần cửa sông)…Các bước tiến hành điều tra cũng như ở vùng triều đáy cứng, nhưng có một số điểm dặc trưng như sau:

Thu mẫu định lượng : Do có nền đáy xốp nên nhiều loài có thể đào hang chui sâu trong đáy (ví dụ tu hài Lutraria rhynchâem), vì thế phải đào sâu đến khoảng 20 -30 cm, lấy toàn bộ chất đáy trong khung định lượng cho vào sàng rây rửa để thu mẫu.

Trường hợp thu mẫu ở một số vùng triều ngập nước: Dùng khung định lượng gắn liền với túi lưới để cào thu mẫu.

Thu mẫu định tính: Về nguyên tắc cũng giống như ở vùng triều đáy cứng. Tuy nhiên, vì đáy mềm nên một số loài ĐVTM hai mảnh vỏ chui sâu xuống nền đáy, vì vậy có thể dùng cào có gắn túi lưới để thu mẫu ở phía ngoài các mặt cắt.

2.2.3.Phương pháp rây rửa, nhặt mẫu và ghi chép số liệu

  • Rửa và nhặt mẫu:

Dùng sàng có mắt lưới 20 – 30 mm để rây rửa mẫu, nhặt mẫu, rử sạch trước khi cố định mẫu trong formaline 10% hoặc cồn 70o. Đối với mẫu định lượng, thu nhặt hết tất cả mẫu để tính sinh vật lượng. Đối với mẫu định tính, trường hợp mẫu cùng loài quá nhiều, có thể chỉ thu mật ít mẫu nhưng ghi chép lại thành phần loài ưu thế tại trạm đó

  • Cố định mẫu và bảo quản mẫu

Để cho mẫu vật sau khi được cố định vẫn giữ nguyên hình dạng như lúc sống, trước khi cố định mẫu tiến hành gây mê bằng cách nhỏ từ từ tùng giọt thuốc mê (như sunlfat Mg, Menthol, hoặc Sxit baric…) cho đến khi sinh vật mê manhoàn toàn rồi mới dùng hoá chất cố định (formaline hoặc cồn), đựng mẫu trong các lọ có kích thước phù hợp để bảo quản mẫu.

Ghi chép số liệu: Công việc này được thực hiện từ khi đến trạm thu mẫu cho đến khi kết thúc chuyến khảo sát, gồm có: sổ nhật ký thực địa, các bảng biểu ghi chép tình hình thu mẫu (gồm bảng ghi thu mẫu định lượng và bảng ghi mẫu định tính), dùng nhẫn hoặc thẻ để đánh ddấudiaj điểm, ngày thu mẫu và các chỉ số khác cần thiết.

2.2.4.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

  •  Đánh giá trữ lượng:

Để ước tính trữ lượng (W) của ĐVTM hai mảnh vỏ ở các vùng thu mẫu, sử dụng công thức

W = B * S

Trong đó:

B: Khối lượng trung bình của các điểm thu mẫu (g/m2)

B1: Khối lượng tại điểm thu mẫu ngẫu nhiên thứ nhất

B2: Khối lượng tại điểm thu mẫu ngẫu nhiên thứ hai

Bn: Khối lượng tại điểm thu mẫu ngẫu nhiên thứ n

n: Số lần thu mẫu

S: Diện tích khu vực thu mẫu (m2)

  • Đánh giá mức độ đa dạng sinh hoạc của nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ

Sử dụng các công thức tính chỉ số đa dạng sinh học (Clarke & Gorley 2000):

* Chỉ số đa dạng loài H’ (Shannon – Weiner, 1963)

* Chỉ số cân bằng J’ (Chỉ số điều hoà) (Pielow 2985):

Trong đó:

Ni: là số cá thể của loài thứ i

N: là tổng số cá thể

S: là tổng số loài

Fi: là tần số xuất hiện của loài thứ i ở các điểm khảo sát.

Nguyễn Quang Hùng

Trích trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu "nghề cá biển", Viện Nghiên cứu Hải sản,Tập 3, 2005