Đa dạng sinh học trong môi trường biển

Tính đa dạng của các hệ sinh thái biển, từ các rừng ngập mặn cấu trúc phức tạp cho tới các tầng nước giữa của đại dương có vẻ không có gì đặc trưng, có thể so sánh được với tính đa dạng trên đất liền.

Các rạn san hô, giống như những rừng nhiệt đới, nổi bật nhờ sự đa dạng loài đáng kinh ngạc. Các mức độ đa dạng loài khác nhau giữa các hệ sinh thái, phụ thuộc vào vị trí.

Những rạn san hô có độ phong phú loài cao nhất được tìm thấy ở một vệt kéo dài từ Đông Nam Á đến Rạn Great Barrier, ngoài khơi đông bắc Australia .

Hơn 700 loài san hô được tìm thấy ở vùng này .
Vùng Indo-West-Pacific có nhiều hơn 16% con số ước tính 19.000 loài cá nước ngọt và nước mặn của thế giới .
Rạn Great Barrier, hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới, bao phủ diện tích 349.000 km2 và chỉ chiếm 1/10 của 1% diện tích đáy đại dương, nhưng có:
gần 8% (1500) số loài cá của thế giới
nhiều hơn 700 loài san hô
hơn 4000 loài thân mềm
252 loài chim làm tổ và sinh sản trên các đảo san hô, 5 loài rùa biển sống ở các rạn san hô, một số loài cá voi và cá heo có cuộc sống liên quan đến rạn san hô này .
Tại quần đảo Philippine (với các rạn san hô Bolinao, Tubbataha, và các rạn san hô đảo Apo và Balicasag) có hơn 2000 loài cá sống trên hoặc gần các rạn san hô, trong khi đó chỉ có 448 loài sống quanh Hawaii và 507 loài ở Bahamas.
Tính đa dạng loài của các phần nhỏ hơn của rạn san hô cũng rất ấn tượng.

Các rạn san hô Capricorn phía nam tận cùng Rạn Great Barrier chỉ chiếm 3% diện tích của toàn bộ phức hệ Rạn Great Barrier nhưng có tới 859 loài cá và chiếm 72% số loài của phức hệ. Độ phong phú về các loài cá này (4,5% toàn bộ số loài cá trên thế giới) có thể sánh với độ phong phú về thực vật của Costa Rica (3% tổng số loài thực vật của thế giới) và về số loài động vật (4,7%), nhưng Costa Rica lớn gấp 4 lần so với phần Capricom của Rạn Great Barrier.
So sánh những ước tính này với các hệ sinh thái rạn san hô khác:

Vùng biển ven bờ của biển Địa Trung Hải có ít hơn 25% số loài cá của Rạn Great Barrier và ít hơn 20% số loài của Quần đảo Philippine .
Dải ven bờ trung Đại Tây Dương của Hoa Kỳ, có thể so sánh với độ dài của Rạn Great Barrier, nhưng chỉ có 250 loài cá, ít hơn 1/5 số loài của Ran Great Barrier.
Tuy nhiên, các rạn san hô bên ngoài vùng Indo-West-Pacific cũng rất quan trọng với các quần thể và các loài đặc hữu của chúng.

Mặc dù ở Biển Đỏ kiểu dạng san hô ít hơn, nhưng ở đây có nhiều loài đặc hữu hơn so với các vùng khác của phía Đông Biển Ấn Độ Dương.
Mặc dù các rạn san hô có nhiều điểm giống với rừng nhiệt đới, nhưng tính đặc hữu của các loài bản địa của các rạn san hô lại thấp hơn.

Ví dụ, trong khắp Ấn Độ - Thái Bình Dương tìm thấy phần lớn các loài của rạn san hô.
Bởi các loài rạn san hô phân tán dễ dàng, nên các loài đặc hữu bản địa tồn tại chỉ trong các phần đảo đại dương cô lập. Chẳng hạn, 20% các loài san hô và 30% của các loài cá ven bờ ở Hawaii là đặc hữu cho chuỗi đảo này .
Do các loài rạn san hô có xu hướng phân bố rộng, nên so với rừng nhiệt đới, chúng ít bị đe doạ bởi sự tuyệt chủng loài hơn. Tuy nhiên, sự suy thoái vẫn đe doạ khả năng đáp ứng nhu cầu con người của cả hai loại hệ sinh thái này .

Gần đây, người ta thấy rằng vùng biển sâu có thể cũng có đa dạng loài cao . Tuy nhiên, các nhà đại dương học vẫn biết rất ít về chúng.

Cho đến năm 1938, tuy loài cá vây tay mới chỉ biết đến dưới dạng hoá thạch, người ta vẫn cho rằng chúng còn sống sót ở Ấn Độ Dương.
Cho đến giữa những năm 1970, những hốc thuỷ nhiệt ở đại dương mới được phát hiện ở Đông Thái Bình Dương dọc theo các sống của đáy đại dương nơi các lớp vỏ trái đất bị dồn về một phía . Các hệ sinh thái đa dạng và độc nhất này là nơi cư trú của các dạng sống vẫn còn nhiều mới mẻ đối với các nhà khoa học.

Nguồn svbkol.org/forum/showthread.php?p=180216#post180216