Viện nghiên cứu hải sản

Research Institute for marine fisheries

RIMF
  • Trang nhất
  • Giới thiệu 
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Lịch sử hình thành và phát triển
    • Lãnh đạo Viện qua các thời kỳ
    • Tổ chức, đội ngũ
    • Văn bản
    • Hình ảnh hoạt động
    • Liên hệ
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN 
    • Tin tức chung
    • Nguồn lợi biển
    • Đa dạng sinh học & Bảo tồn biển
    • Môi trường biển
    • Dự báo khai thác hải sản
    • Khai thác hải sản
    • Bảo quản và Chế biến hải sản
    • Công nghệ Sinh học biển
    • Sản xuất giống và Nuôi biển
    • Hợp tác quốc tế
    • Đào tạo
    • Thông báo
  • Nhiệm vụ KHCN 
    • Cấp quốc gia
    • Cấp Bộ/Ngành
    • Cấp địa phương
    • Hợp đồng KHCN
    • Hợp tác quốc tế
    • Nhiệm vụ thường xuyên
    • Hội thảo - Triển lãm
  • Sản phẩm - Dịch vụ 
    • Kết quả nghiên cứu
    • Dự báo khai thác theo nghề
    • Dự báo theo đối tượng khai thác
    • Quy trình công nghệ
    • QCVN/TCVN
    • Tiến bộ kỹ thuật - Sở hữu trí tuệ
    • Giải thưởng - Sáng kiến
    • Sản phẩm
  • Ấn phẩm 
    • Ấn phẩm quý
    • Tạp chí số chuyên đề
    • Bài báo khoa học
    • Sách chuyên khảo
    • Danh mục tác quyền

Trang nhất/ Bản tin /Sau thu hoạch

Phương pháp kiểm tra nhanh, rẻ tiền và tiện lợi dư lượng Chloramphenicol trên sản phẩm thủy sản

28/09/2007 12:00 | 34

Gần 1 năm nay, tình trạng nhiễm Chloramphenicol trong một số sản phẩm thủy sản nhất là ở các loại sản phẩm mực, đã làm giảm uy tín mặt hàng này ở thị trường Nhật. Điều này không chỉ làm thiệt hại cho các đơn vị xuất khẩu mà còn ảnh hưởng đến người khai thác, chế biến. Làm sao phát hiện nhanh dư lượng Chloramphenicol với chi phí thấp để khắc phục tình trạng trên là vấn đề nhiều người quan tâm.

Gần 1 năm nay, tình trạng nhiễm Chloramphenicol trong một số sản phẩm thủy sản nhất là ở các loại sản phẩm mực, đã làm giảm uy tín mặt hàng này ở thị trường Nhật. Điều này không chỉ làm thiệt hại cho các đơn vị xuất khẩu mà còn ảnh hưởng đến người khai thác, chế biến. Làm sao phát hiện nhanh dư lượng Chloramphenicol với chi phí thấp để khắc phục tình trạng trên là vấn đề nhiều người quan tâm.

Chloramphenicol là một loại kháng sinh, có các đặc tính kháng khuẩn và dược động học nên được sử dụng cho quá trình chế biến thực phẩm có nguồn gốc động vật. Tuy nhiên, trong cơ thể người nó lại gây ra những độc tính huyết học, cụ thể là thiếu máu biến dạng với một hàm lượng nào đó chưa được xác định rõ. Điều này dẫn đến việc Chloramphenicol đã bị cấm sử dụng trong việc điều trị cho súc vật dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm. Ở Bình Thuận, lâu nay muốn kiểm nghiệm sản phẩm một lô hàng thực phẩm thủy sản phải tiến hành lấy mẫu rồi gởi vào Trung tâm Vùng 4 của Bộ Thủy sản (khu vực phía Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh) và biết được kết quả cũng phải mất cả tuần. Do đó, ở góc độ quản lý muốn kiểm tra lô hàng và quyết định, cho đi hay giữ lại đều có những khó khăn. Hơn nữa, chi phí cho mỗi lần thử, tốn từ 300.000 - 600.000 đồng/mẫu. Còn muốn nhanh bằng cách mua thiết bị phát hiện (đọc kết quả) thì lại không đủ điều kiện vì máy rất đắt tiền. Điển hình như máy sắc ký khí lên đến cả triệu USD, loại rẻ nhất cũng vào khoảng 30.000USD, hoặc các thiết bị cho Elisa cũng lên đến 15.000 – 20.000USD.

Đó là chưa nói đến việc vận hành mất nhiều thời gian, quy trình nhiều bước phức tạp cần phải có vài nhân viên đạt trình độ kỹ năng nhất định. Đặc biệt, do các thiết bị máy móc tinh vi nên việc xử lý mẫu thử rất phức tạp. Mặt khác, nhiệt độ phòng, độ ẩm không khí, độ chiếu sáng, hạn chế tối đa các chất trong không khí đều đặt ra rất khắt khe để tránh gây nhiễm môi trường xét nghiệm. Từ đó bắt buộc cần phải trang bị phòng vô trùng, tủ đặc biệt thiết kế để đựng dụng cụ xử lý rác và chất thải…

Trong các phương pháp xét nghiệm hiện nay như HPLC, GC… thì GICA là ít tốn kém hơn. Vì vậy, ngày 11/5/2007 tại Trung tâm Khuyến ngư Bình Thuận đã tiến hành thử nghiệm phương pháp kiểm tra nhanh GICA dư lượng Chloramphenicol trong sản phẩm thủy sản (GICA) trước sự chứng kiến của đại diện Sở Thủy sản, Hiệp hội chế biến thủy sản Bình Thuận… và giám đốc Công ty TNHH Hiển Đạt đơn vị nhập và cung cấp thiết bị. Các doanh nghiệp như Công ty Hải Nam, Công ty Thaimex cung cấp mẫu để thử nghiệm. Kết quả, mức độ tương hợp giữa kết quả do các doanh nghiệp cung cấp và kết quả thực nghiệm 8/12 (67%) (do có 2 mẫu chưa được kiểm trước đó nên không đánh giá). Trong đó, các mẫu do Công ty Hải Nam cung cấp có độ tương hợp 5/5 mẫu (100%) vì các mẫu trước khi đưa vào thực nghiệm đã được kiểm nghiệm trực tiếp bằng phương pháp Elisa; Còn các mẫu lấy ngẫu nhiên từ những lô đã có kết quả kiểm tra do Công ty Hải Nam và Thaimex cung cấp cho độ tương hợp 3/7 mẫu (43%).

Ngoài ra, một thử nghiệm đa trung tâm cũng đã được thực hiện để so sánh kết quả xét nghiệm bằng GICA với kết quả Elisa. Nghiên cứu thực hiện trên cùng 234 mẫu xét nghiệm và cả 2 phương pháp xét nghiệm đều nhận dạng đúng 145 mẫu âm tính và 98 mẫu dương tính. Kết quả cho thấy 94,7% trùng hợp giữa hai phương pháp xét nghiệm. Điều đáng nói là phương pháp GICA được sử dụng rộng rãi ngoài trời tại các điểm thu mua hoặc thanh tra… nên rất tiện lợi. Theo Giám đốc Công ty Hiển Đạt Vũ Minh Tín: “Phương pháp này thực sự hiệu quả, nhanh, chính xác và dễ thực hiện. Được sản xuất tại Trung Quốc theo công nghệ Mỹ, thiết bị xử lý mẫu có giá khoảng 30 triệu đồng, mỗi lần thử chi phí từ 150.000 – 160.000 đồng, tổng thời gian thực hiện xét nghiệm chỉ khoảng 25 phút”.

Theo anh Huỳnh Quang Huy phó phòng Nghiệp vụ Sở Thủy sản: “Hiện nay Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam đang rất quan tâm đến phương pháp xét nghiệm bằng GICA và kết quả thử nghiệm mới đây tại Bình Thuận. Đây là phương pháp xét nghiệm chi phí thấp, cho kết quả nhanh, có thể tin cậy, cần được phổ biến rộng rãi”.

Nguồn agriviet.com

Các mục khác...

  • Hội nghị đánh giá nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu khả năng trồng phục hồi rong câu chân vịt Hydropuntia eucheumatoides (Harvey) Gurgel & Fredericq, 2004”
  • Đại hội Đảng bộ Viện nghiên cứu Hải sản lần thứ XXV nhiệm kỳ 2025-2030
  • Kết nối cung cầu công nghệ giữa các cơ quan nghiên cứu với các doanh nghiệp
  • Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ
  • Viện nghiên cứu Hải sản tham dự Hội nghị Triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ngành Nông nghiệp và Môi trường

Bản tin

  • Nguồn lợi biển
  • Môi trường biển
  • Công nghệ sinh học biển
  • Đa dạng sinh học & Bảo tồn biển
  • Khai thác hải sản
  • Sau thu hoạch
  • Hợp tác quốc tế
  • Đào tạo
  • Thông báo

Liên kết ứng dụng

Lịch công tác

Hộp thư công vụ

Liên kết web site

  • Bộ Nông nghiệp & PTNT
  • Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Mạng lưới thông tin KHCN Hải Phòng

Image

Liên kết Quảng cáo

Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Viện Nghiên cứu Hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Giấy phép cung cấp thông tin trên mạng số 163/GP-BC ngày 02/05/2007.
Chịu trách nhiệm chính: TS. Nguyễn Khắc Bát - Viện trưởng
Địa chỉ: Số 224, Lê Lai, Hải Phòng
Điện thoại: (84) 225 383 6656; Fax: (84) 225 383 6812;
© Bản quyền thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản  |  Nghiêm cấm việc sao chép dưới bất cứ hình thức nào.
Đăng nhập