Hoạt động kinh tế vùng ven biển và dựa vào biển đem lại lợi ích kinh tế thực sự to lớn. Khoản lợi nhuận thuần thu được từ các hệ sinh thái (HST) biển và ven bờ Việt Nam ước tính 60-80 triệu USD/ha/năm. Các nhà khoa học cho rằng, duy trì được tính đa dạng hệ sinh thái và các loài sinh vật biển chính là giữ cho vùng biển giàu nguồn lợi hải sản, duy trì sự phát triển ổn định nghề cá biển và du lịch sinh thái. Vì vậy, phát triển kinh tế và bảo tồn biển là hai hoạt động cần thực hiện song song để có sự phát triển bền vững.

Suy thoái môi trường biển và nguồn lợi hải sản

Theo tính toán sơ bộ, trữ lượng cá biển nước ta vào khoảng 4,2 triệu tấn; 0,058 triệu tấn tôm biển; 0,123 triệu tấn mực. Trong 10 năm trở lại đây, sản lượng cá khai thác tăng 6-7% hàng năm và khoảng 80% sản lượng cá biển được đánh bắt từ các vùng sinh thái ven bờ. Tuy nhiên, đi liền với sự tăng trưởng này là tình trạng suy thoái môi trường biển và vùng bờ. Các chất thải không qua xử lý từ các lưu vực và vùng ven biển được đưa ra biển ngày càng nhiều khiến một số loài sinh vật biển bị đe dọa. Nguồn thải từ nước sông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước ven bờ. Hŕng năm tręn 100 con sông đã tải ra biển khoảng 880km3 nước, 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất gây ô nhiễm biển: các chất hữu cơ, kim loại nặng, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp... Bên cạnh đó, nhiều biện pháp khai thác thủy hải sản ngư dân áp dụng mang tính hủy diệt: đánh měn, sử dụng hóa chất độc hại... cũng là một nguyên nhân gây suy thoái môi trường biển. Mật độ khai thác lớn khiến nguồn lợi thủy sản suy giảm, mức độ đánh bắt đă vượt ngưỡng cho phép. Môi trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng Andrin và Endrin trong các mẫu sinh vật đáy biển ở các vùng cửa sông ven biển phía Bắc đều cao hơn giới hạn cho phép đa dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền Bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm rõ rệt. Trước tình trạng này, Viện Tài nguyên Thế giới đã ra lời cảnh báo: 80% rạn san hô biển biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro. Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với hệ sinh thái thảm cỏ biển. Các thảm cỏ biển ở vùng cửa sông, đầm phá, vùng triều và ven một số đảo bị khai thác bừa bãi làm phân bón hoặc thức ăn gia súc. Chất lượng môi trường biển thay đổi, các nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá hủy đã gây tổn thất lớn về đa dạng sinh học biển và vùng bờ: 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau, trong đó nhiều loài vẫn đang là đối tượng bị tập trung khai thác và trên 70 loài đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.

Cần thành lập các KBTB

Thành lập khu bảo tồn biển (KBTB) là phương thức hiệu quả và ít tốn kém để duy trì và quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học. Việc thiết lập KBTB sẽ làm mật độ sinh vật biển tăng gấp đôi, sinh khối tăng 3 lần, kích thước của sinh vật và đa dạng sinh học tăng lên 20-30% so với vùng không nằm trong KBTB. Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Viện phó Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản (Bộ Thủy sản): Với việc thiết lập các KBTB, trữ lượng hải sản sẽ tăng lên chỉ sau một thời gian (thường sau 5 năm), cung cấp ấu trùng hải sản cho các bãi cá bên ngoài nhờ các dòng chảy biển và đại dương. Hệ thống các KBTB được thŕnh lập không chỉ góp phần bảo đảm cân bằng sinh thái vùng biển, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo đảm chức năng điều hoà môi trường, nguồn giống hải sản mà còn có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế lâu dài, nghiên cứu khoa học, giáo dục cộng đồng, giải trí và du lịch sinh thái. Quy hoạch hệ thống các KBTB trong vùng biển nước ta vừa góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải, khẳng định trách nhiệm đối với công tác bảo tồn biển mà Việt Nam đă cam kết thực hiện". Tại Việt Nam, các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập từ rất lâu trên đất liền (1962). Tổng diện tích của hệ thống khu bảo tồn Việt Nam hiện có là hơn 2 triệu hecta. Tuy nhiên, trong tổng số khoảng 121 khu bảo tồn hiện nay, rất ít khu có một diện tích biển được công nhận chính thức. Ở thời điểm hiện tại, yếu tố bảo tồn biển mới chỉ có mặt ở Vườn quốc gia Cát Bà, Côn Đảo và KBTB Hòn Mun (Nha Trang) với tổng diện tích phần biển của cả ba khu này khoảng 28.400ha.

Mặc dù đến nay vẫn chưa có một khuôn thể chế, chính sách hoàn chỉnh đối với quản lý các KBTB ở cấp quốc gia, nhưng bước đầu đă có những quyết định quan trọng từ phía Chính phủ. Nghị định 43/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đă chính thức giao cho Bộ Thủy sản quản lý nhà nước các KBTB. Tháng 7/2004, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến năm 2010, trong đó có 15 KBTB đề xuất với mục tięu: tăng cường diện tích biển được bảo tồn và quản lý hiệu quả hệ thống KBTB tiêu biểu cho vùng biển Việt Nam để ngăn ngừa, giảm thiểu những biến đổi xấu về môi trường, sinh thái và nguồn lợi biển, góp phần tăng trưởng kinh tế vŕ cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư ven biển, bảo đảm phát triển bền vững.

Việt Nam có trên 3.000 đảo lớn nhỏ, nhiều khu vực bờ biển có vị trí địa lý trọng yếu và một vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1.000.000km2. Biển Việt Nam hiện diện trên 20 kiểu hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, cung cấp nguồn tài nguyên biển to lớn. Đây là nơi cư trú của 11.000 loài sinh vật biển, trong đó có khoảng trên 2.000 loài cá và nhiều loài thủy đặc sản khác. Ba phần tư Việt Nam là biển: có29 tỉnh ven biển với 125 huyện có đường bờ biển, chiếm 17% tổng diện tích cả nước và là nơi sinh sống của hơn 17 triệu dân; đóng góp khoảng 80% GDP công nghiệp toàn quốc trong nhiều năm.

Nguồn www.nea.gov.vn/tapchi/Toanvan/09-2k4-28.htm