Nghề câu vàng cá ngừ đại dương đã được du nhập vào nước ta từ năm 1992. Đến nay, số lượng tàu câu vàng cá ngừ đại dương của cả nước có khoảng 1.670 tàu, trong đó có khoảng 45 tàu câu công nghiệp, số còn lại là các tàu có kích thước nhỏ với công nghệ khai thác thô sơ. Nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở nước ta phát triển theo cách tự phát và ít được nghiên cứu hoàn chỉnh về kết cấu ngư cụ; qui trình khai thác... cho phù hợp với cỡ tàu thuyền và ngư trường Việt Nam. Vì thế, Viện Nghiên Cứu Hải Sản đã được giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu cải tiến nghề câu vàng cá ngừ đại dương”. Một số kết quả nghiên cứu đã đạt được như sau:

1. Nghiên cứu cải tiến vàng câu

Hướng nghiên cứu của nội dung này là nghiên cứu để xác định chiều dài dây thẻo câu và số lượng lưỡi câu hợp lý cho 1 km chiều dài vàng câu. Hiện nay, chiều dài thẻo câu (dây nhánh) được ngư dân sử dụng phổ biến là 25-30m, tương ứng với số lưỡi câu trên 1 km vàng câu là 20-14 lưỡi. Vậy có thể giảm chiều dài thẻo câu (nhằm tăng được số lưỡi câu) là bao nhiêu để tăng được năng suất khai thác trên 1 km chiều dài vàng câu?

Để xác định được loại thẻo câu có năng suất khai thác cao, đề tài đã tiến hành thử nghiệm và thu thập số liệu để tính toán sản lượng và năng suất khai thác (kg/km) theo từng loại thẻo câu. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trên bảng 1.

Bảng 1. Sản lượng và năng suất khai thác tính chung cho năm 2005 & 2006

Chiều dài thẻo câu (m)

Số lưỡi câu đã thả

Chiều dài vàng câu (km)

Sản lượng (kg)

Năng suất khai thác (kg/km)

Cá ngừ đại dương

Cá khác

Tổng

Cá ngừ đại dương

Cá khác

Tổng

10

9.840

196,8

251,5

487,9

739,4

1,28

2,48

3,76

15

6.560

196,8

188,0

592,4

780,4

0,96

3,01

3,97

20

5.740

229,6

214,5

604,8

819,3

0,93

2,63

3,57

25

5.740

287,0

350,0

492,7

842,7

1,22

1,72

2,94

28,5

5.750

345,0

173,4

299,3

472,7

0,50

0,87

1,37

Năng suất khai thác trung bình chung cho 2 năm của loại thẻo câu có chiều dài là 28,5m của vàng câu đối chứng (của dân) luôn thấp hơn các loại thẻo câu 10m, 15m, 20m và 25m của vàng câu thử nghiệm. Điều này chứng tỏ, khi tăng số lượng lưỡi câu bằng cách giảm khoảng cách giữa 2 thẻo câu (mà muốn giảm khoảng cách giữa 2 thẻo câu phải giảm chiều dài dây thẻo) thì có thể nâng cao được năng suất khai thác (kg/km) cho nghề câu vàng.

Năng suất khai thác ứng với từng loại chiều dài dây thẻo câu trong hai năm thử nghiệm được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2. Năng suất khai thác theo chiều dài dây thẻo câu tính theo năm (Đơn vị tính: (kg/km))

Thẻo câu Năm

10 m

15 m

20 m

25 m

28,5 m

2005

3,35

1,50

3,69

1,49

1,58

2006

3,92

4,93

3,52

3,50

1,30

TB hai năm

3,76

3,97

3,57

2,94

1,37

Qua hai năm đánh bắt thử nghiệm trên ba tàu khác nhau cho thấy, năng suất khai thác của loại thẻo câu 10m là 3,76 kg/km, của loại thẻo câu 15m là 3,97 kg/km, của loại thẻo câu 20m là 3,57 kg/km và các loại thẻo câu là 25m và 28,5m là thấp nhất. Tuy nhiên, sử dụng loại thẻo câu 10,0m sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thao tác, vì chiều dài thẻo câu ngắn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ thả, thu câu và thẻo câu dễ bị quấn vào dây câu chính nếu áp dụng hình thức câu có độ võng. Loại thẻo câu có chiều dài 15m cho năng suất câu tốt nhất, nhưng khoảng cách 2 thẻo câu chỉ có 30 m là hơi ngắn, thời gian dành cho việc thực hiện các thao tác móc mồi và liên kết thẻo câu với dây câu chính quá ngắn sẽ không kịp để thực hiện các thao tác này. Vì vậy để hài hoà với các thao tác thu, thả câu và vẫn đạt năng suất khai thác cao, đề tài đề xuất sử dụng vàng câu có chiều dài thẻo câu 20m và khoảng cách giữa 2 thẻo câu sẽ là 40m. Số lượng lưỡi câu trên 1km chiều dài vàng câu lúc này là 25 lưỡi câu.

2. Lựa chọn mồi câu

Đề tài đã thử nghiệm 2 loại mồi để câu cá ngừ đại dương, đó là mực đại dương và cá chuồn, gồm: 36.170 lưỡi câu mắc mồi mực và 16.159 lưỡi câu mắc mồi cá chuồn. Cá ngừ đại dương bắt được sẽ được thống kê, phân biệt cho từng loại mồi. Tổng số cá ngừ khai thác được là 112 con.

Năng suất khai thác cá ngừ đại dương được tính là sản lượng khai thác trên 100 lưỡi câu của 2 loại mồi câu khác nhau được thể hiện ở bảng 3.

Bảng 3. Năng suất khai thác cá ngừ đại dương của 2 loại mồi câu

Loại mồi

Số lưỡi câu
(lưỡi)

Số cá thể
(con)

Sản lượng (kg)

Năng suất khai thác (kg/100lưỡi)

Mồi là cá chuồn

16.159

     8

322,0

1,99

Mồi là mực đại dương

36.170

 104

3.745,9

10,36

Sử dụng mực đại dương làm mồi câu năng suất khai thác cá ngừ đại dương đạt 10,36kg/100 lưỡi, mồi cá chuồn năng suất đạt 1,99kg/100 lưỡi. Như vậy, nếu khai thác cá ngừ bằng mồi mực đại dương sẽ cho năng suất cao gấp 5,2 lần khi dùng mồi cá chuồn.

3. Nghiên cứu kết hợp lưới chụp mực trên tàu câu vàng

Nhằm tận dụng thời gian, giảm chi phí mua mồi, nâng cao hiệu quả khai thác do sử dụng mồi mực có chất lượng hơn mồi cá, giảm bớt rủi ro và sức lao động cho những người đi biển (không để các thuỷ thủ phải xuống thúng câu mực xà rất nguy hiểm),… đối với nghề câu vàng cá ngừ đại dương, đề tài đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng công nghệ lưới chụp mực trên tàu câu vàng. Từ kết quả nghiên cứu, tiến hành phân tích khả năng áp dụng lưới chụp mực đại dương trên các tàu câu vàng cá ngừ, để có cơ sở triển khai nhân rộng mô hình vào thực tế sản xuất.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hoàn toàn có thể kết hợp nghề lưới chụp mực với nghề câu vàng cá ngừ và nghề chụp mực đảm bảo cung cấp đủ mồi câu cho nghề câu vàng, ngư dân không phải xuống thúng câu mực, hiệu quả cao hơn nghề câu tay, an toàn cho ngư dân và giảm cường độ lao động. Ngoài ra chất lượng mực đánh bắt được còn rất tươi, hiệu quả cao hơn hẳn so với sử dụng mồi ướp lạnh. Mỗi chuyến biển có thể tiết kiệm từ 15-17 triệu đồng tiền mua mồi mực. Vì vậy, cần khuyến khích áp dụng nghề chụp mực đại dương trên các tàu câu vàng, nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất khai thác và giảm tai nạn lao động cho những người đi biển.

4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phân bố của cá ngừ

Nhiều kết quả nghiên cứu của nước ngoài đã khẳng định về sự liên quan giữa sự phân bố cá ngừ đại dương và nhiệt độ môi trường nước biển. Khi nhiệt độ nước nóng trên 300C, cá ngừ thường di chuyển đến ngư trường khác hoặc lặn xuống tầng nước sâu. Việc nghiên cứu quan hệ giữa nhiệt độ nước và sự phân bố của cá ngừ có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này sẽ giúp cho các tàu cá có thể tìm được ngư trường phù hợp, giúp cho nâng cao năng suất khai thác đáng kể. Tuy nhiên việc nghiên cứu quan hệ này trên thế giới vẫn đang tiếp tục vì còn ít số liệu.

Hình 1 biểu diễn bản đồ nhiệt độ chụp từ vệ tinh của các tháng trong năm 2005 và 2006. Năm 2006, trong các tháng từ tháng 5 - 6 sản lượng khai thác cá ngừ đại dương giảm sút rõ rệt, rất nhiều tàu bị lỗ vốn hoặc nằm bờ. Điều này lại được chỉ thị rất rõ trên các bản đồ nhiệt độ chụp từ vệ tinh, trong các tháng này nhiệt độ bề mặt nước biển ở ngư trường Việt Nam rất cao, thường trên 300C đến 350C (xem hình 1,2,3).

Hình1. Nhiệt độ trung bình mặt nước biển hàng tháng (ảnh vệ tinh NASA)

Vì vậy cá ngừ đã di chuyển sang ngư trường khác, nơi có nhiệt độ phù hợp hơn. Điều này cũng được minh chứng ở nhiều tài liệu nước ngoài. Khi nào có hiện tượng Elnino, lúc đó sản lượng khai thác cá ngừ sẽ bị giảm sút rõ rệt.

 Hình 2. Nhiệt độ bề mặt nước biển
tháng 5/2006 (ảnh chụp từ vệ tinh)

Hình 3. Nhiệt độ bề mặt nước biển
tháng 6/2006 (ảnh chụp từ vệ tinh)

5. Nghiên cứu về độ sâu phân bố của cá ngừ đại dương

- Độ sâu phân bố của cá ngừ đại dương

Kết quả nghiên cứu cho thấy cá ngừ đại dương có tập tính di cư thẳng đứng theo ngày đêm. Ban ngày, do có ánh sáng mạnh, các con mồi chủ yếu của cá ngừ đại dương (mực đại dương) đều lặn sâu, nên cá ngừ có xu hướng phân bố ở tầng nước có độ sâu trên 100m. Ban đêm, cá ngừ và cả mực đại dương đều có xu hướng nổi lên gần tầng mặt, phân bố chủ yếu ở lớp nước 0-100m. Đây là những kết luận quan trọng giúp cho việc nghiên cứu độ sâu tối ưu cần thả của hệ thống lưỡi câu trong vàng câu.

- Độ sâu lưỡi câu cần thả

Để có năng suất khai thác cao, độ sâu lưỡi câu của vàng câu cần phải thả phù hợp với độ sâu và thời gian phân bố của cá ngừ đại dương. Từ kết quả nghiên cứu thử nghiệm của nhiều mẻ câu đối với 2 mô hình câu thủ công và câu công nghiệp, đã cho những kết luận sau:

Đối với mô hình câu thủ công (vàng câu được thả không có độ võng)

Độ sâu làm việc của lưỡi câu cho năng suất khai thác cá ngừ đại dương cao nhất là từ 50 - 70m (chỉ thả câu ban đêm).

Trong các mức độ sâu làm việc của lưỡi câu đề xuất trên, nếu nhiệt độ tầng mặt nước biển  280C, nên chọn độ sâu làm việc của lưỡi câu từ 50m - 60m. Nếu nhiệt độ bề mặt nước biển > 280C, nên chọn độ sâu làm việc của lưỡi câu từ

Thời gian ngâm câu có hiệu quả cao là buổi tối (tốt nhất là lúc chập tối và lúc sắp sáng), lúc này cá ngừ nổi lên gần tầng mặt và tầng nước cá bơi phù hợp với độ sâu lưỡi câu của vàng câu thủ công.

Đối với mô hình câu công nghiệp (vàng câu được thả có độ võng)

Hiện nay phần lớn lưỡi câu được thả của các vàng câu cá ngừ có độ võng của ngư dân đạt độ sâu làm việc từ 40m đến 250m. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:

Khi thả câu cả ban ngày và ban đêm, năng suất khai thác cá ngừ đại dương đạt cao nhất ở dải độ sâu 120 – 230m.

Do độ sâu lưỡi câu phân bố ở nhiều độ sâu khác nhau nên vàng câu có độ võng có thể làm việc tốt cả ban ngày và ban đêm.

Trên cơ sở thực tế tình hình khai thác cá ngừ ở Việt Nam, đề tài thấy rằng cần nâng cao kỹ thuật khai thác của nghề câu vàng cá ngừ cho ngư dân thông qua các lớp khuyến ngư ; qui hoạch số lượng đội tàu câu vàng cho hợp lý hơn, tránh tình trạng phát triển số lượng tàu một cách tự phát dẫn đến tình trạng cạnh tranh vô ích và giảm hiệu quả khai thác của mỗi tàu; đưa ra các chính sách phù hợp phát triển nghề câu vàng khai thác cá ngừ đại dương....

Nguyễn Long