4. Khả năng nguồn lợi vịnh Bắc Bộ

Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Đình Chung và cộng tác viên (1997), trữ lượng và khả năng khai thác cá biển ở vùng biển gần bờ vịnh Bắc Bộ có độ sâu < 50m đựoc trình bày trong bảng 4.

Nếu tính riêng vùng biển có độ sâu 50m trở vào bờ, khả năng cho phép khai thác là 109.282 tấn/năm. Như vậy để phát triển bền vững ngành thuỷ sản, cần khống chế sản lượng khai thác thực tế ở dưới mức cho phép nói trên.

Bảng 4. Trữ lượng và khả năng khai thác cá biển ở vùng biển gần bờ vịnh Bắc Bộ (độ sâu<50m)

Vùng biển

Loại cá

Độ sâu (m)

Trữ lượng

Khả năng khai thác

Tấn

Tỷ lệ (%)

Tấn

Tỷ lệ (%)

Vịnh Bắc Bộ (nửa phía tây)

Cá nổi nhỏ

 

390.000

57,3

156.000

57,3

Cá đáy

< 50

39.204

5,7

15.682

5,7

> 50

251.962

37,0

100.785

37,0

Cộng

291.166

42,7

116.467

42,7

Cộng

681.166

100,0

272.467

100,0

4.1. Quan hệ giữa năng lực đánh bắt và nguồn lợi hiện có ở vùng biển vịnh Bắc Bộ

Sản lượng khai thác ởvùng nước có độ sâu < 50m ở vịnh Bắc Bộ năm 1999 đã đạt tới 146.203 tấn/năm. nếu tính cả sản lượng khai thác ở vùng ven vờ của 250 tàu lưới rê và 500 tàu lưới vây của các tỉnh phái Nam di chuyển ngư trường ra vịnh Bắc Bộ, khaỏng 11.550 tấn/năm, thì năm 1994 sản lượng khai thác ven bờ đạt 109.744 tấn và vwotj mức khai thác cho phép (109.282 tấn) là 462 tấn và năm 1999 sản lượng khai thác vùng ven bờ đã đạt 146.203 tấn, vượt mức cho phép là 36.921 tấn.

Rõ ràng năng lực khai thác hải sản ở vùng nước gần bờ vịnh Bắc Bộ đã đạt và vượt giới hạn khai thác cho pháp, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành đòi hỏi phải có chính sách phù hợp nhằm giảm sức ép khai thác ở các vùng nước ven bờ.

4.2. Quan hệ giữa tổng công suất máy tàu và sản lượng khai thác.

Từ năm 1985 đến năm 1997, mặc dù công suất máy tàu đã tăng 5,85 lần, nhưng sản lượng khai thác chỉ tăng từ 77.450 tấn lên 116.508 tấn, nghĩa là chỉ tăng 1,5 lần. Nư vậy, cùng với việc tăng nhanh tổng công suất máy tàu, chi phí sản xuất cũng tăng rất nhanh, trong khi sản lượng tăng rất chậm, nghĩa là lợi tức thu được trong quá trình sản xuất ngày càng giảm.

- Sản lượng bình quân của 1 cv máy tàu trong 1 năm giảm liên tục, năm 1985 đạt 1,34 tấn/cv/năm, đến năm 1997 chỉ còn 0,34 tấn/cv/năm. Như vậy, lợi tức của 1 cv tàu ngày càng giảm.

- Khi cường lực khai thác tăng từ 57,748 cv năm 1985 lên 338.098 cv năm 1997 tăng 5,85 lần thì sản lượng khai thác chỉ tăng từ 77.450 tấn lên 116.508 tấn – tăng 1,5 lần. Điều này cho thấy doanh thu của các hoạt động khai thác hải sản tăng rất chậm không tương xứng với sự tăng nhanh của chi phí.

- Tổng cường lực khai thác (tổng công suất máy tàu) của vịnh Bắc Bộ khai thác ở vùng ven bờ đã quá cao. Nếu tiếp tục tăng tổng công suất máy tàu, không những phải đầu tư và chi phí tốn kém hơn mà tổng lợi nhuận thu được lại giảm sút.

Nếu cứ tiếp tục đầu tư và tăng sức ép khai thác ven bờ, đến lúc nào đó đưòng cong doanh thu và chi phí sẽ gặp nhau ở điểm S nào đó. Việc khai thác lúc này không mang lại lợi nhuận và sẽ rất nguy hiểm cho sự phát triển bền vững của ngành.

- Cần tiến hành giải quyết đồng bộ các vấn đề kỹ thuật, kinh tế và xã hội nhằm giảm sức ép khai thác vùng ven bờ vịnh Bắc Bộ, bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật biển. Đây là vấn đề quan trọng và cần thiết phải có sự quan tâm đúng mức.

4.3. Vấn đề cạnh tranh trong khai thác hải sản

Như đã phân tích ở trên, sản lựợng khai thác ven bờ của vịnh Bắc Bộ đã vượt quá giới hạn khai thác cho phép từ năm 1994. Tuy vậy, cho đến nay tổng công suất máy tàu khai thác giới hạn khai thác ở vùng nước ven bờ vịnh Bắc Bộ vẫn tăng hàng năm, dẫn đến lợi nhuận thu được cho mỗi đơn vị máy tàu ngày càng giảm. Để đảm bảo chi phí, các tàu đánh cá buộc phải tăng cường độ khai thác như: tăng số mẻ lưới trong một ngày đêm, tăng số ngày hoạt động, giảm kích thước mắt lưới để tận thu sản lượng, khai thác cả ở những vùng cấm đánh bắt… đãn đến vấn đề cạnh tranh trong khai thác ngày càng ráo riết và càng tăng nguy cơ huỷ diệt nguồn lợi. Sự cạnh tranh khai thác diễn ra theo hình thức như sau:

+ Cạnh tranh giữa các tàu đánh cá nước ngoài và các tàu đánh cá Việt Nam.

Hiện nay, các tàu đánh cá cỡ lớn của nước ngoài thường xuyên xâm phạm và đánh bắt bất hợp pháp nguồn lợi hải sản của nước ta. Đây là loại tàu có chiều dài > 25m, lắp máy công suất > 200cv, đặc biệt nghề lưới kéo thường lắp máy > 400cv. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ đội Biên phòng, hàng năm có 300 – 500 lượt tàu đánh cá nước ngoài hoạt động trái phép ở vùng biển nước ta. Các tàu này, ban ngày thường hoạt động xa bờ, ban đêm vào hoạt động ở vùng gần bờ. Ước tính lượng hải sản do các tàu nước ngoài đánh bắt ở vịnh Bắc Bộ khoảng 100.000 tấn/năm.

+ Cạnh tranh giữa các tàu đánh cá của địa phương này và địa phương khác.

Mặc dù việc khai thác chủ yếu chỉ tập trung ở vùng ven bờ và đã quá mức cho phép, nhưng cường lực khai thác ở vùng biển này tiếp tục tăng bởi hàng nghìn tàu đánh cá công suất > 33cv của các tỉnh phía nam Trung Bộ như Bình Định, Quảng Ngãi di chuyển ngư trường ra khai thác ở vịnh Bắc Bộ. Sản lượng khai thác ước tính của số tàu này khaỏng 11.550 tấn/năm, chiếm 10% sản lượng khai thác ở vịnh Bắc Bộ.

Từ đây nảy sinh vấn đề cần giảm bớt sức ép khai thác ở các vùng ven bờ của vịnh Bắc Bộ và phải có sự nghiên cứu đầy đủ về hạn chế số lượng tàu đánh cá và biệnpháp quản lý sự di chuyển ngư trường hợp lý.

+ Cạnh tranh giữa các nghề cá quy mô nhỏ

được sự hỗ trợ của nhà nước, đến nay vịnh Bắc Bộ đã có 317 tàu đánh cá cỡ lớn được hạ thuỷ và hoạt động đánh bắt, trong đó có tới 210 chiếc tàu làm nghề lưới kéo đôi (66%).

Qua khảo sát hoạt động của các tàu lưới kéo đôi cỡ lớn (công suất > 200cv) của Nam Định và Hải Phòng trong năm 1998, có tới 71% tổng số mẻ tàu chỉ hoạt động ở vùng nước có độ sâu từ 10 – 30m. Khảo sát các tàu lưới kéo công suất 90 – 300 cv cảu Nghệ An, thấy 100% số mẻ lưới đều khai thác ở độ sâu < 30m.

Sự cạnh tranh của các tàu cỡ lớn, khi chỉ hoạt động ở vùng nươc ven bờ đối với nghề cá quy mô nhỏ là rất lớn. Ngoài ra, do các tàu lớn hoạt động gần bờ nên tỷ lệ cá nhỏ bị đánh bắt trong mẻ là rất cao. Nếu tình trạng này không được giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi.

5. Kết luận

Qua các số liêu điều tra nghề khai thác hải sản ở các tỉnh thuộc vịnh Bắc Bộ, có thể rút ra kết luận sau:

  • Nghề cá ở vịnh Bắc Bộ có quy mô nhỏ, tàu thuyền bé, phổ biến là cỡ tàu 12 – 30 cv, hoạt động chủ yếu ở vùng ven bờ, nơi có độ sâu < 30m. Máy tàu sử dụng chủ yếu là loại 15cv của Trung Quốc.
  • Các nghề có số lượng tàu thuyền nhiều là nghề lưới kéo và nghề lưới rê. Trong nghề lưới kéo chủ yếu là nghề kéo tôm nên cỡ tàu 15 – 30cv. Các nghề lưới rê nhỏ ven bờ như rê tôm 3 lớp, rê mực 3 lớp và rê đáy có số lượng tàu thuyền nhiều.
  • Số lượng tàu lớn của các nghề khai thác xa bờ như nghề lươí kéo khai thác các và lưới vây còn rất hạn chế.
  • Số lượng tàu thuyền nhỏ quá nhiều và chỉ khai thác ven bờ nên hiệu quả khai thác kém so với nguồn lợi bị suy giảm.
  • Sản lượng khai thác cá ở vùng ven bờ của vinh Bắc Bộ đã vượt quá mức cho phép từ năm 1994, ảnh hưởng sấu đến sự phát triển bền vững của ngành.
  • Từ năm 1985 – 1997, sản lượng bình quân của 1cv máy tàu trong một năm giảm liên tục từ 1,34 tấn/cv/năm (1985) xuống còn 0,34 tấn/cv/năm (1997). Như vậy, lợi tức của 1cv tàu ngày càng giảm sút.
  • Tổng cường lực khai thác (tổng công suất máy tàu) ở vùng nước ven bờ của vịnh Bắc Bộ đã trở nên gay gắt. Vì vậy cần có các biện pháp quản lý phù hợp để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi.
  • Vấn đề cạnh tranh trong khai thác hải sản ở vùng ven bờ vịnh Bắc Bộ đã trở lên gay gắt. vì vậy cần có các biện pháp quản lý phù hợp để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi

Nguyễn Long

Trích trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá biển" Viện Nghiên cứu Hải sản, Tập 2, 2001