Tuần này, EU đã từ chối nhập khẩu các lô hàng tôm sú, mực nang và mực ống của Ấn Độ do phát hiện có kháng sinh cấm mà các trại nuôi đôi khi vẫn sử dụng. Ông A.J. Tharakan, chủ tịch SEAI, kiêm phó chủ tịch MPEDA cho biết các lô hàng bị từ chối chủ yếu là của bang Andhra Pradesh. MPEDA và SEAL đã bắt đầu tiến hành các biện pháp bảo đảm chất lượng ngay từ trại nuôi.

Tuy nhiên, các quan chức của Cục Xúc tiến Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA) và Hiệp hội các nhà Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (SEAI) cho rằng số hàng mà EU từ chối không đáng kể và thực tế chưa đến mức báo động.

Ông A.J. Tharakan, chủ tịch SEAI, kiêm phó chủ tịch MPEDA cho biết các lô hàng bị từ chối chủ yếu là của bang Andhra Pradesh. MPEDA và SEAL đã bắt đầu tiến hành các biện pháp bảo đảm chất lượng ngay từ trại nuôi. Thủy sản nuôi trồng chiếm 45% tổng xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ.

Mặc dù đã thông thoáng hơn trong việc giới hạn hàm lượng kháng sinh trong thủy sản xuất khẩu, nhưng các quan chức EU vẫn tuyên bố rằng một số loại kháng sinh sử dụng phổ biến trong các trại nuôi như chloramphenicol và nitrofuran, dù ở hàm lượng nào cũng có hại. Chloramphenicol có thể gây tử vong, trong khi nitrofuran có thể gây ảnh hưởng đến gen và gây ung thư.

Để đáp ứng yêu cầu của EU, các nhà xuất khẩu kiến nghị xây dựng các cơ sở kiểm nghiệm tại các trại nuôi để nguyên liệu chế biến không bị nhiễm dư lượng kháng sinh. Họ đề nghị có sự kiểm tra chất lượng và giám sát toàn bộ dây chuyền sản xuất một cách chuyên nghiệp- từ sản xuất giống, thu hoạch đến chế biến, xuất khẩu, trong đó có cả các trại giống và các trại nuôi biển.

Tuy nhiên, những vấn đề này đến nay rất ít được thực hiện. Theo Elias Sait, tổng thư ký SEAI, số lô hàng bị từ chối này sẽ không bị tiêu hủy.

Trong 2 tháng qua, MPEDA đã tổ chức một loạt các cuộc họp với các nhà xuất khẩu. Tổ chức xúc tiến thương mại này đã đề xuất xây dựng và áp dụng qui định về quản lý các các nhà xuất khẩu, nhất là những nhà xuất khẩu ở bang Andhra Pradesh. Tổ chức này hứa sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu thành lập các cơ sở kiểm nghiệm tại các trại nuôi, nhưng cảnh báo rằng nếu hàng thủy sản của họ tiếp tục bị từ chối thì lỗi sẽ thuộc về chính các nhà xuất khẩu.

Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu cho rằng, toàn bộ việc kiểm tra ở các trại nuôi có thể là trách nhiệm của chính phủ nhất là Bộ Thủy sản. Họ cho rằng các trại nuôi phải đăng ký với các cơ quan quản lý thuộc chính phủ và hiệp hội các nhà xuất khẩu không có thẩm quyền pháp lý trong lĩnh vực này. Nếu không có các biện pháp cấp bách để kiểm tra kháng sinh, Ấn Độ sẽ mất thêm thị trường mà họ mới tăng cường.

Tiêu thụ gần 33% tổng xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ với giá trị nhập khẩu đạt 1,8 tỷ USD, Châu Âu là thị trường lớn nhất của ngành xuất khẩu thủy sản Ấn Độ trong năm 2006-07, thay thế vị trí của Mỹ. Việc Mỹ áp thuế CBPG đối với thủy sản của Ấn Độ trong mấy năm gần đây là điều kiện thuận lợi để EU nổi lên thành thị trường quan trọng của nước này.

Nguồn vasep